Nhượng quyền thương hiệu bánh mì đang dần trở thành một phương thức hợp tác kinh doanh phổ biến tại Việt Nam. Đơn giản, nhanh chóng đem lại lợi ích cho cả hai bên là những ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu. Những thương hiệu nào đang nằm trong top 6 nhượng quyền bánh mì tại Việt Nam?
Nhượng quyền thương hiệu bánh mì là gì?
Nhượng quyền thương hiệu bánh mì là hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu áp dụng đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực bánh mì. Theo đó nhượng quyền thương hiệu là phương thức hoạt động kinh doanh mà một cá nhân hoặc một đơn vị, tổ chức được quyền sử dụng tên hoặc thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian quy định.
Cá nhân, tổ chức đó sử dụng tên, thương hiệu nhượng quyền để kinh doanh thông qua ràng buộc tài chính mà chủ yếu là chi phí hoặc chia theo phần trăm lợi nhuận, doanh thu đạt được từ hoạt động kinh doanh. Tùy thuộc vào từng hình thức, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ mà chi phí nhượng quyền thương hiệu cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ như hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đối với sản phẩm trà sữa đang được ưa chuộng hiện nay. các nhà đầu tư sẽ bỏ ra mức chi phí giao động từ 150 triệu cho đến 300 triệu đồng tùy thuộc vào từng tỉnh thành. những tỉnh thành như thành phố hồ chí minh hoặc Hà Nội thì chi phí nhượng quyền sẽ cao hơn. Ngoài ra còn có chi phí giám sát tư vấn, chi phí thiết bị máy móc…
Top 6 thương hiệu nhượng quyền bánh mì tại Việt Nam
Việt Nam luôn được biết đến như một thiên đường ẩm thực giá rẻ. Trong đó nổi bật hơn cả phải kể đến bánh mì với vô số chủng loại khác nhau như bánh mì que, bánh mì trứng, bánh mì patê cho đến bánh mì chả cá, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ… Mỗi loại có một sức hút riêng những điểm chung là đều thơm ngon, giá rẻ và tiện lợi.
Đây chính là nguyên nhân để hình thức nhượng quyền thương hiệu bánh mì phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tại Việt Nam có hàng chục thương hiệu nhượng quyền bánh mì khác nhau. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến:
- Kebab Torki – Nhượng quyền thương hiệu bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ
Cái tên nổi bật nhất trong “làng” nhượng quyền thương hiệu phải kể đến Kebab Torki. Không ngoa khi nói rằng đây là một trong những thương hiệu đi đầu của trào lưu nhượng quyền bánh mì. Sản phẩm được cung cấp ở đây là bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ hay bánh mì tam giác.
Tính đến thời điểm hiện tại, Kebab Torki đã sở hữu chuỗi cửa hàng nhượng quyền với số lượng lên đến 400 nằm ở khắp 40 tỉnh thành trên cả nước. Điều này đã minh chứng cho vị thế của Kebab Torki ở Việt Nam. Sản phẩm đa dạng với bánh mì kebab truyền thống, bánh mì kebab đặc biệt, bánh mì kebab cuộn…
Mức giá phải chăng dao động từ 18.000 đến 25.000 đồng phù hợp với túi tiền của đa số khách hàng. Đối tác muốn nhượng quyền thương hiệu bánh mì Kebab Torki xe phải bầu ra nước thải hiệu quyền dao động từ 35 đến 70 triệu đồng, chi phí máy móc thiết bị từ 30 đến 35 triệu đồng, các khoản chi phí phát sinh khác từ 1 đến 3 triệu đồng tùy thuộc vào mặt bằng, địa điểm.
Tuy nhiên địa điểm phải có mặt tiền tối thiểu 2 m. Đối tác sẽ được hưởng quyền lợi khi chuyển giao toàn bộ công thức, nguyên vật liệu, logo cho đến hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ quảng bá… Thông thường đối tác sẽ thu hồi vốn chỉ sau từ 2 đến 4 tháng với mức lợi nhuận ròng có thể lên đến 30 triệu đồng mỗi tháng.
- Má Hải – Nhượng quyền thương hiệu bánh mì chả cá
Thương hiệu bánh mì Má Hải phù hợp với những nhà đầu tư có số vốn thấp. Bánh mì Má Hải chính thức áp dụng nhượng quyền thương hiệu bánh mì từ tháng 3 năm 2018 sau đó nhân rộng mô hình ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tính đến thời điểm hiện tại thương hiệu này đã sở hữu khoảng 600 xe bán bánh hiện diện trên 47 tỉnh thành khắp cả nước.
Điểm đặc biệt nằm ở hình thức kinh doanh bán bánh mì chả cá. Bánh mì kết hợp với chả cá biển đem đến hương vị đặc biệt hấp dẫn. mỗi ngày có đến khoảng 1 triệu ổ bánh mì đến tay người tiêu dùng giúp tiêu thụ khoảng 4 tấn chả cá biển chất lượng.
Đối tác của bánh mì Má Hải chỉ cần phải bỏ ra mức chi phí là 19 triệu đồng là đã có thể hợp tác để sở hữu phí nhượng quyền thương hiệu 4 năm, các trang thiết bị và công cụ để bán bánh, hỗ trợ setup ban đầu… ngoài ra đối tác sẽ phải bỏ ra mức phí sử dụng thương hiệu là 2,5% tính trên tổng doanh thu.
- BMQ – Nhượng quyền thương hiệu bánh mì que
Bánh mì que là đặc sản của hải phòng với hương vị khác lạ. Vẻ ngoài nhỏ nhắn dưới dạng QR dài kết hợp với phần nhân bên trong thơm lừng nhanh chóng chóng chiếm trọn cảm tình của những thực khách mê bánh mì. Trong số những thương hiệu bán bánh mì que khi nổi bật nhất phải kể đến BMQ.
BMQ đã có hơn 10 năm phát triển và ghi dấu ấn trên thị trường nhờ những chiếc bánh mì que pháp chất lượng. Hiện tại BMQ đã có hệ thống phân phối trên 200 điểm bán lẻ, đại lý và siêu thị ở khắp toàn quốc. Sản phẩm chủ lực là bánh mì que pháp với loại patê được làm thủ công độc quyền.
Chi phí nhượng quyền thương hiệu bánh mì BMQ không sao nên phù hợp với những đối tác có số vốn nhỏ. Yêu cầu về vốn chỉ từ 6 đến 10 triệu đồng. BMQ sẽ hỗ trợ bằng cách trang bị tủ bánh, đào tạo làm bánh, hỗ trợ quảng bá để thúc đẩy doanh số trong ba tháng đầu tiên khai trương.
- Bánh mì Dân Tổ – Nhượng quyền bánh mì thịt nguội
Có một thời gian bánh mì Dân Tổ tạo nên cơn sốt khi mà ai cũng muốn thử. Những chiếc bánh mì Dân Tổ sử dụng phần nhân từ thịt nguội hoặc thịt nướng với nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng lại đem đến hương vị khó cưỡng. Thương hiệu này đã và đang tiếp tục xây dựng chuỗi bánh mì truyền thống với thực đơn đa dạng.
Mức giá cho một ổ bánh mì thơm ngon chỉ khoảng 15-25 nghìn đồng. Đối tác của thương hiệu Bánh mì Dân Tổ sẽ mất phí chuyển nhượng tùy từng vùng miền. Ngoài ra đối tác còn mất thêm chi phí nhượng quyền hàng tháng tính dựa theo % doanh thu.
- Bánh mì Tuấn Mập – Nhượng quyền bánh mì thịt chả nướng
Thương hiệu Bánh mì Tuấn Mập đã ra đời từ năm 2000 và có hơn 20 năm phát triển. Hiện nay thương hiệu này đã trở thành một chuỗi nhà hàng Ẩm thực Tuấn Mập với nhiều sản phẩm bán lẻ về bánh mì nóng, thức ăn nhanh cho Công ty TNHH SX TM-DV Phạm Trường quản lý.
Do tầm cỡ của thương hiệu nên đối tác cũng mất chi phí chuyển nhượng kha khá. Cụ thể, đối tác sẽ phải bỏ ra chi phí nhượng quyền thương hiệu bánh mì Tuấn Mập từ 380-400 triệu đồng tùy từng địa điểm, mặt bằng. Mức chi phí cao nên đối tác sẽ được hỗ trợ chuyển dao quyền sử dụng thương hiệu, hướng dẫn thiết kế poster, bao bì, nhãn mác, đồng phục… Các tài liệu liên quan cũng được cung cấp đủ.
- Bánh mì 362 – Nhượng quyền thương hiệu bánh mì thịt
Bánh mì 362 đã xây dựng và phát triển từ năm 1980 và vẫn phát triển đến ngày nay. Không dừng lại ở thị trường trong nước, Bánh mì 362 còn có chi nhánh tại Hàn Quốc. Nguyên liệu tươi ngon, hương vị truyền thống kết hợp với tiêu chuẩn hiện đại tạo nên những chiếc bánh mì chất lượng.
Hiện Bánh mì 362 cung cấp đến 15 loại bánh mì khác nhau đáp ứng nhu cầu khẩu vị của từng thực khách. Quan trọng nhất là Bánh mì 362 sẵn sàng hợp tác với chi phí nhượng quyền 0 đồng. Đối tác dược hỗ trợ về thực đơn, thiết kế của hàng, marketing…Nhượng quyền thương hiệu bánh mì đem đến cơ hội kinh doanh thu lại lợi nhuận ổn định, hấp dẫn cho mỗi nhà đầu tư.