Kebab Torki Đà Lạt là một trong những chuỗi cửa hàng mà Kebab Torki mở rộng theo hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Tại Đà Lạt, liệu phuwong thức kinh doanh này có đem đến hiệu quả như mong muốn? Được và mất như thế nào nếu trở thành đối tác của Kebab Torki?
Kebab Torki Đà Lạt kinh doanh gì?
Thực chất tên gọi đã thể hiện được mặt hàng và địa điểm mà Kebab Torki Đà Lạt triển khai. Kebab Torki là thương hiệu chuyên về các loại thức ăn nhanh ra đời vào năm 2013. Sau đó Kebab Torki đã nhanh chóng xây dựng mô hình kinh doanh bánh mì Kebab đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và các món ăn kèm.
Đồng thời chính sách nhượng quyền thương hiệu cũng được tung ra để giúp Kebab Torki đến gần hơn với khách hàng, liên kết hiệu quả với với nhiều đối tác. Từ một vài cửa hàng ban đầu, Kebab Torki ngày nay đã mở rộng thị trường ra khắp 42 tỉnh trên toàn quốc.
Tính đến hết Quý II/2021, Kebab Torki đã sở hữu chuỗi 450 cửa hàng hoạt động theo một hệ thống, một quy chuẩn chung. Các đối tác đã giúp Kebab Torki nâng tầm thương hiệu, tạo chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường. Từ sản phẩm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ cùng các món ăn kèm ban đầu, Kebab Torki tiếp tục thêm vào menu nhiều món ăn hấp dẫn khác.
Kebab Torki Đà Lạt cũng như các cửa hàng Kebab Torki khác đều triển khai những món ăn nhanh mang hương vị Việt rất riêng. Đơn cử như gà rán Torki, Torki Burger – Bánh Hamburger, xôi chiên Torki hay Torki Café… Các món ăn mới không ngừng được nghiên cứu, khảo sát và tung ra thị trường để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Cơ hội nào khi kinh doanh nhượng quyền Kebab Torki Đà Lạt
Như đã nói, Kebab Torki đã sở hữu chuỗi cửa hàng liên kết với hàng loạt đối tác trên cả nước. Vậy nếu đăng ký nhượng quyền thương hiệu tại Đà Lạt thì sao? Dĩ nhiên hoàn toàn có thể nếu như nhà đầu tư đáp ứng được những điều kiện mà Kebab Torki đưa ra đối với mặt bằng, vốn và khả năng quản lý.
Tính đến hiện tại đã có 8 cửa hàng Kebab Torki Đà Lạt khai trương thành công và đi vào quy đạo hoạt động ổn định. Các cửa hàng nằm trên nhiều tuyến phố khác nhau như Đường 3/2, đường Bùi Thị Xuân, Ngã ba Chi Lăng, Đường Thống Nhất, Nhã ba Bồng Lai…
Điều kiện trở thành đối tác của Kebab Torki
Thực chất việc trở thành đối tác của Kebab Torki hay không phụ thuộc vào chính mỗi nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần có quyết tâm, có khả năng quản lý nhất định, sở hữu nguồn vốn kinh tế đủ để khai trương cửa hàng. Kết hợp với đó là vị trí cửa hàng được chọn phù hợp yêu cầu.
Tất cả yếu tố hội tụ đủ đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đó có thể trở thành đối tác của Kebab Torki bất cứ lúc nào. Đa phần đối tác của Kebab Torki trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu đều lo lắng về chi phí, quyền lợi cũng như rủi ro trong kinh doanh.
Nếu xét về chi phí nhượng quyền thì các cửa hàng Kebab Torki Đà Lạt so với mặt bằng chung không cao. Mức phí nhượng quyền chỉ khoảng 35-70 triệu đồng tùy địa điểm và mặt bằng thực tế. Vì vậy trước khi đăng ký nhượng quyền nhà đầu tư nên xem xét cửa hàng có phù hợp điều kiện cơ bản sau hay không:
- Có diện tích tối thiểu 5 mét vuông;
- Có mặt tiền cửa hàng tối thiểu 2 mét vuông;
- Nằm tại những tuyến đường đông dân cư như gần bệnh viện, trường học, khu chung cư, khu vui chơi, siêu thị, trung tâm thương mại…;
- Vị trí cửa hàng cách những cửa hàng Kebab Torki đã mở trước đó tối thiểu 1.5 km.
Cơ hội hay cạnh tranh khi nhượng quyền Kebab Torki?
Thị trường F&B Việt Nam có tính cạnh tranh rất cao. Tuy nhiên đi cùng với đó là cơ hội phát triển không hề nhỏ. Việc tham gia vào thị trường nhượng quyền thương hiệu vừa là cơ hội vừa là thách thức với các nhà đầu tư. Cạnh tranh là điều chắc chắn nhưng cơ hội nhận được cũng hấp dẫn không kém.
Đặc biệt là khi các nhà đầu tư tham gia vào hình thức nhượng quyền thương hiệu Kebab Torki. Đánh giá dựa trên chuỗi cửa hàng Kebab Torki Đà Lạt cũng phần nào khái quát được bức tranh toàn cảnh thị trường F&B – bánh mì Việt Nam. Tại Đà Lạt có rất nhiều món ăn nhanh, đồ ăn vặt khác nhau.
Các loại bánh mì cũng như vậy. Chỉ tính riêng bánh mì Kebab – sản phẩm chính của Kebab Torki cũng có hàng trăm cửa hàng từ tự phát cho đến xây dựng thương hiệu. Trong đó có cả cửa hàng nhượng quyền thương hiệu. Do đó tính cạnh tranh là điều chắc chắn.
Cạnh tranh đồng thời là cơ hội để cửa hàng Kebab Torki thể hiện được ưu thế vượt trội trong hương vị, dịch vụ cũng như giá bán. Các cửa hàng Kebab Torki Đà Lạt đã làm được điều đó thông qua sản phẩm đa dạng, bánh mì nóng giòn với phần nhân đầy đặn, thao tác phục vụ nhanh chóng. Thực khách có thể lựa chọn ăn tại chỗ, mua mang về hoặc đặt hàng online giao tận nhà để phù hợp với thời kỳ dịch bệnh như hiện nay.
Liệu có cạnh tranh giữa các cửa hàng Kebab Torki?
Cơ hội và cạnh tranh tại Đà Lạt giữa các cửa hàng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ là có. Vậy giữa các cửa hàng Kebab Torki thì sao? Kebab Torki luôn cố gắng xây dựng chuỗi cửa hàng đồng nhất từ cách thức hoạt động, phương thức trang trí cho đến hương vị.
Mục đích nhằm tạo sự khác biệt với những cửa hàng khác, thương hiệu khác. Đồng thời tăng sự chuyên nghiệp, gợi nhớ hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng. Đây là yếu tố giúp các cửa hàng Kebab Torki Đà Lạt có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn bất chấp thời kỳ dịch bệnh, kinh tế không ổn định.
Tuy xây dựng theo một cách thức chung nhưng cửa hàng thương hiệu Kebab Torki không cạnh tranh với nhau. Nguyên nhân thể hiện trực tiếp qua điều kiện mà Kebab Torki đưa ra cho đối tác của mình. Mỗi cửa hàng trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu đều phải được khảo sát vị trí.
Vị trí cửa hàng mới được chọn phải cách các cửa hàng đã mở trước đó tối thiểu 1.5 km. Các cửa hàng cách nhau khoảng cách nhất định giúp hạn chế tình trạng cạnh tranh mà vẫn tăng độ nhận diện thương hiệu. Thông qua đó Kebab Torki vừa giảm rủi ro trong kinh doanh lại vừa tăng lượng khách hàng mới.
Lưu ý kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Kebab Torki
Dù tham gia vào chuỗi cửa hàng Kebab Torki Đà Lạt hay tại bất cứ tỉnh thành nào cũng giống nhau. Các nhà đầu tư nên xác định rõ nên hay không nên tham gia nhượng quyền thương hiệu Kebab Torki. Nếu tham gia, lợi ích không nhỏ khi được hỗ trợ từ khi lên ý tưởng tới khi khai trương thành công.
Điều cần lưu ý là nhà đầu tư cần phải có năng lực quản lý, óc kinh doanh và dành thời gian để phát triển cửa hàng. Bên cạnh đó yêu cầu về nguồn vốn cũng quan trọng không kém. Đối tác khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thành công cần phải bỏ ra những khoảng phí gồm:
- Phí nhượng quyền thương hiệu Kebab Torki đánh giá dựa theo vị trí và diện tích của cửa hàng;
- Phí mua giá hữu nghị các loại thiết bị, công cụ, dụng cụ và nguyên liệu đặc thù phục vụ cho việc sản xuất bánh mì cùng các món ăn kèm khác.
Khoản chi phí cố định còn có phí thuê cửa hàng, phí thuê nhân viên, phí trang trí, phí marketing… Nhìn chung trong thời điểm khai trương, nhà đầu tư cần có khoản vốn tối thiểu 150-200 triệu đồng. Bù lại chi phí quay vòng vốn nhanh nên không gây quá nhiều rủi ro.Quy trình chuyển nhượng thương hiệu Kebab Torki Đà Lạt như thế nào? Cách thức mở cửa hàng ra sao? Quý vị quan tâm có thể liên hệ tới Kebab Torki để được tư vấn chi tiết nhé!