Nhượng quyền bánh mì đang là một trong những lựa chọn được đánh giá cao khi đầu tư. Nhiều lợi ích với số vốn ít, lợi nhuận cao là ưu điểm mà phương thức kinh doanh này đem đến. Hiện nay các chủ đầu tư có đến 3 lựa chọn nhưng chỉ có một cái tên nổi trội hơn cả.
Nhượng quyền bánh mì kebab là gì?
Ngược dòng thời gian, khi những chiếc bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt khi mà nhà nhà, người người đều muốn thử. Hàng loạt xe đẩy bán bánh mì xuất hiện ở khắp các tỉnh thành, từ thành phố lớn cho đến vùng quê, từ tuyến đường chính đến ngõ nhỏ.
Mức giá không quá cao cũng là ưu điểm để món bánh mì này trở nên phổ biến hơn. Thế nhưng lại không có một công thức chung nào để tạo một hương vị thống nhất phù hợp với khẩu vị người Việt. Đây chính là nguyên nhân những thương hiệu nhượng quyền bánh mì ra đời.
Những thương hiệu này nghiên cứu thị trường, tìm kiếm một công thức chung để giữ chân khách hàng. Khi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, thương hiệu đó tiến hành mở rộng việc kinh doanh nhượng tên và công thức cho các đối tác của mình. Các đối tác sẽ được hỗ trợ trong đào tạo nhân viên, học công thức làm bánh, xây dựng cửa hàng giống nhau để tạo thành một hệ thống.
Đồng thời những đối tác này sẽ sử dụng tên của thương hiệu nhượng quyền bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ thay vì tên riêng tự đăng ký. Nhờ đó mà thương hiệu có thể mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng, đến gần hơn với khách hàng. Ngược lại các đối tác có thể dựa vào tên thương hiệu, công thức làm bánh để sở hữu một lượng khách hàng sẵn có. Do ưu điểm này mà hình thức nhượng quyền thương hiệu đã dần trở nên phổ biến hơn.
Ba thương hiệu nhượng quyền bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật tại Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ hay còn được gọi là bánh mì kebab dần trở nên phổ biến với thực khách Việt. Những chiếc bánh mì có hình tam giác nóng giòn kết hợp với phần nhân từ thịt nướng, các loại rau và nước sốt thơm ngon tạo nên hương vị hấp dẫn khó cưỡng.
Bản thân người Việt lại có sở thích ăn bánh mì vì tiện lợi, nhanh chóng và giá rẻ. Vậy nên bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ có thị trường phát triển rất lớn. Nếu xét về thương hiệu nhượng quyền bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam thì có đến ba cái tên nổi bật.
Thương hiệu bánh mì Kebab Torki
Kebab Torki được đánh giá là một trong những thương hiệu đi đầu trong chính sách kinh doanh nhượng quyền. Đối tác sẽ được sử dụng tên thương hiệu mạnh mẽ bậc nhất tại Việt Nam chuyên về dòng sản phẩm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời đối tác được hưởng mọi lợi ích từ mô hình đến hữu hình mà giá trị thương hiệu đem đến.
Thông qua đó đối tác kinh doanh sẽ giảm thiểu được rủi ro, sở hữu một lượng khách hàng sẵn có. Quan trọng nhất là thương hiệu nhượng quyền bánh mì Kebab Torki sẵn sàng hỗ trợ gần như toàn bộ quá trình kinh doanh cho đối tác thông qua:
- Hỗ trợ quá trình thiết kế và giám sát thi công xây dựng cho cửa hàng mới;
- Hỗ trợ trong cung cấp các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc và vật dụng được sử dụng để chế biến sản phẩm sao cho đảm bảo chất lượng đồng nhất;
- Hỗ trợ cung cấp danh sách những thiết bị cần thiết để tạo dựng một cửa hàng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ cao cấp;
- Hỗ trợ trong quá trình quảng bá, marketing như tư vấn, lên kế hoạch, tiến hành những chương trình quảng cáo, dự trù kinh phí khi khai trương quán;
- Hỗ trợ quảng bá trên các nền tảng của Kebab Torki trong thời gian nhất định;
- Hỗ trợ đào tạo kinh doanh, đào tạo nguồn lực nhân viên chuyên nghiệp;
- Hỗ trợ trong cung cấp công thức làm bánh và có đội ngũ giám sát kiểm tra chất lượng bánh thường xuyên, tư vấn đề giải quyết khó khăn trong quá trình kinh doanh.
Nhờ những lợi ích này mà các đối tác nhượng quyền bánh mì Kebab Torki có thể hưởng mức lợi nhuận ròng bình quân từ 15 tới 30 triệu đồng mỗi tháng cho một cửa hàng. Mức lợi nhuận này cho phép đối tác có thể hoàn vốn chỉ sau từ 2 đến 4 tháng tùy thuộc vào chi phí mặt bằng.
Thương hiệu bánh mì Sunrises Kebab
Giống với Kebab Torki, Sunrises Kebab cũng là thương hiệu chuyên về bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ khá nổi tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu như Kebab Torki sở hữu hơn 400 cửa hàng tại 40 tỉnh thành trên khắp cả nước thì Sunrises Kebab lại chủ yếu hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh.
Mức giá trung bình cho một chiếc bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ dao động từ 16 đến 25 nghìn đồng. Thương hiệu này chủ yếu kinh doanh dưới hình thức xe đẩy bán bánh mì nên chi phí nhượng quyền không cao. Tùy vào địa điểm mà mỗi xe bán bánh mì mỗi tháng có thể thu được mức lợi nhuận từ 10 đến 30 triệu đồng.
Đối tác nhượng quyền bánh mì của Sunrises Kebab sẽ được hỗ trợ đào tạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng bán hàng, cung cấp nguồn nguyên vật liệu và công thức riêng để làm bánh. Ngoài ra đối tác sẽ được tư vấn, hỗ trợ trong quá trình quảng cáo và khai trương. Điểm hạn chế lớn nhất nằm ở hình thức kinh doanh xe bán hàng tiện lợi nhưng thiếu chỗ thưởng thức bánh.
Thương hiệu bánh mì đệ nhất
Thương hiệu bánh mì Đệ Nhất xây dựng và phát triển tại Đà Nẵng với lượt đánh giá chất lượng khá cao. Tuy nhiên nếu so sánh với hai thương hiệu trước đó thì quy mô của bánh mì Đệ Nhất lại nhỏ hơn nhiều. Bánh mì Đệ Nhất tính đến thời điểm hiện tại chỉ sở hữu trên dưới 10 cửa hàng và đều nằm ở Đà Nẵng hoặc Hội An.
Chuỗi cửa hàng hướng đến đối tượng thực khách bình dân nên sở hữu mức giá phù hợp chỉ 15.000 đồng cho một suất bánh. Nguồn nguyên liệu tươi ngon lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chính là ưu điểm của những chiếc bánh tại đây. Bánh mì Đệ Nhất được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Đà Nẵng thông qua việc sử dụng những miếng thịt nướng cháy xém thái mỏng và ăn ngay nên giữ được vị ngọt tự nhiên, mùi thơm hấp dẫn.
Ba lựa chọn – Một cái tên với nhượng quyền bánh mì
Hình thức kinh doanh nhượng quyền bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ đem đến cho các nhà đầu tư ba lựa chọn với ba hương vị hấp dẫn riêng. Tuy nhiên nếu so sánh về quy mô cũng như lợi ích về mặt kinh tế thì Kebab Torki lại được đánh giá cao hơn cả.
Đây cũng là nguyên nhân thương hiệu này thành công xây dựng một hệ thống 400 cửa hàng trải rộng 40 tỉnh thành trên cả nước. Kebab Torki luôn cố gắng hỗ trợ tối đa cho đối tác của mình để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh đem đến lợi nhuận như mong muốn.
Công thức làm bánh được nghiên cứu và thay đổi so với phiên bản gốc để hợp với khẩu vị người Việt. Ngay từ trước khi mở quán các đối tác đã được nhận hỗ trợ từ Kebab Torki thông qua việc khảo sát thị trường, đánh giá tiềm năng thu về lợi nhuận trong tương lai.
Số lượng cửa hàng nhượng quyền bánh mì Kebab Torki không nhỏ và bố trí rải rác trên cả nước nên giảm được tình trạng cạnh tranh, gia tăng lượng khách hàng để tạo nên doanh thu ổn định. Quan trọng nhất là hiện nay thương hiệu này đang có chính sách mở rộng để hình thành nên những món ăn nhanh của người Việt. Điển hình như hamburger, xôi chiên cho đến già rán Torki, Torki cafe…
Chủ đầu tư có đến 3 lựa chọn khác nhau về thương hiệu nhượng quyền bánh mì nhưng chỉ có thể quyết định một đối tác. Hãy đưa ra lựa chọn thông minh để đem về lợi ích lớn nhất trong tương lai. Chúc Quý vị thành công với lựa chọn của mình.